Serbia và Montenegro - Bosna và Hercegovina - Croatia Phục bích tại bán đảo Balkan

Vương triều VojislavljevićDuklja

Stefan Vojislav

Năm 1034, Stefan Vojislav lợi dụng cái chết của hoàng đế Romanos III Argyros, lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại sự khống chế của đế quốc Đông La Mã.[47] Cuộc nổi dậy thất bại đã đưa Stefan Vojislav vào nhà tù ở Constantinople, vương quốc của ông bị đặt dưới sự kiểm soát của chiến lược gia Theophilos Erotikos.[48] Năm 1038, Stefan Vojislav thoát ra khỏi nhà tù và trở về Duklja, ngay lập tức ông tổ chức một cuộc nổi loạn mới, cũng nhắm vào các đồng minh Serb của Hoàng đế ở các khu vực lân cận.[49] Bằng các chiến thuật du kích và các tác động gây mất tập trung của các cuộc nổi dậy khác, ông đã ngăn chặn một số cuộc thám hiểm trừng phạt và khẳng định quyền kiểm soát một phần đối với các quyền của TravunijaZahumlje.[50] Do đó, năm 1040, Stefan Vojislav chính thức tuyên bố độc lập, mở màn vương triều Vojislavljević với lãnh địa trải dài ở vùng ven biển từ Ston ở phía bắc xuống tới thủ đô Skadar, được thiết lập dọc theo bờ phía nam của hồ Skadar qua các khu vực Trebinje, Kotor và Bar.[51]

Đorđe Vojislavljević

Năm 1118, Grubeša (con trai của Branislav) dưới sự bảo trợ của đế quốc Đông La Mã đã cầm đầu một đội quân hùng hậu, đánh bại Đorđe Vojislavljević để làm vua ở Duklja.[52] Đorđe Vojislavljević buộc phải rút về lâu đài của mình, Obliquus trên Taraboš. Tiếp theo, người Byzantines mở liên tiếp các cuộc chinh phục Scutari và chẳng mấy chốc thanh lý nốt phần còn lại của Duklja, Đorđe Vojislavljević trốn thoát đến Raška.[53] Năm 1125, với sự giúp đỡ của lực lượng Rascian, Đorđe Vojislavljević đã tiến hành tấn công Duklja trên quy mô lớn.[54] Trong trận chiến ở Bar, Grubeša đã bị giết và Đorđe Vojislavljević chiếm lại vương quốc của mình, ông quyết định chia quyền kiểm soát Duklja với hai anh em của GrubešaDraghinaDragila, người mà ông thiết lập quan hệ thân thiện.[55]

Năm 1148, Desa của Đại công quốc Serbia xua quân tấn công dữ dội, Radoslav I thua to buộc phải chạy trốn đến Kotor.[56] Tại Kotor, Radoslav I lãnh đạo quần chúng tổ chức cuộc chiến tranh du kích nhằm giằng co lâu dài với Desa để giành lại ngai vàng.[57] Năm 1162, sau khi Desa rút lui về Công quốc Zeta, Rasha leo lên ngôi báu của Duklja với sự giúp đỡ của Byzantines, nhưng Radoslav I đã biến ngai vàng của Duklja thành ngai vàng chính mình với việc lên ngôi lần thứ hai.[58] Tuy nhiên, ông không cai trị lâu thì chết năm 1163.[59]

Vương triều Nemanjić

Stefan II

Năm 1202, Vukan Nemanjić làm cuộc đảo chính lật đổ em trai mình là Stefan II.[60] Trước đây, vua cha Stefan Nemanja thoái vị nhường ngôi, bởi thích nhìn thấy người con trai thứ hai Stefan II trên ngai vàng của người Serbia chủ yếu là vì Stefan II đã kết hôn với công chúa Byudantine Eudokia.[61] Người anh cả Vukan Nemanjić không cam tâm, đã phản ứng với sự thay đổi này liên tiếp bằng cách tuyên bố mình là "Vua của Duklja", mặc dù ông ta đảm nhận một danh hiệu hoàng gia "có chủ quyền", cai trị Zeta và các tỉnh lân cận, Vukan Nemanjić vẫn thuộc quyền của cha mình.[62] Vukan Nemanjić nhờ sự giúp đỡ từ phía Hungary bằng cách trở thành một chư hầu của nước này, và hứa sẽ chuyển sang Công giáo nếu Giáo hoàng sẽ ban cho ông ta tước hiệu Vua.[63] Tuy nhiên, với tư cách là một chư hầu Hungary, Vukan Nemanjić sớm tham gia vào cuộc xung đột với Bulgaria.[64] Năm 1203, quân đội Bulgaria tấn công Vukan Nemanjić, sáp nhập Niš. Trong sự hỗn loạn xảy ra sau đó, và sử dụng sự đồng cảm của Vukan Nemanjić đối với Công giáo chống lại ông ta, Stefan II đã quay trở lại Serbia và lật đổ Vukan Nemanjić vào năm 1204, trở thành kẻ thống trị một lần nữa.[65] Với lòng vị tha của mình, Stefan II sẵn sàng tha thứ cho Vukan Nemanjić, người đã trở thành Saint Sava, và để cho ông ta tiếp tục cai trị Zeta mà không bị trừng phạt.[66] Không rõ Stefan II đã hứa gì về tình trạng của Giáo hội Công giáo, nơi có nhiều tín đồ ở phía tây và ven biển trong vương quốc của ông, nhưng cuối cùng giáo hoàng đã đến vào năm 1217 trao vương miện cho Stefan II.[67]

Vương triều Kotromanić

Tvrtko I Kotromanić

Năm 1366, Stefan Vuk III Kotromanić nổi lên với sự giúp đỡ của giới quý tộc Bosnia đã chiến thắng anh trai, vì vậy Tvrtko I Kotromanić phải rời khỏi Bosnia và lánh nạn ở vương quốc Ugrian-Croatia.[68] Nhưng vào năm 1367, với sự hỗ trợ của nhà vua Hungary, người nhận ra rằng mình đã gây ra sự khó chịu cho Tvrtko I Kotromanić và ông ta sẽ không có bất kỳ lợi nhuận nào, Tvrtko I Kotromanić trở lại Bosnia nắm quyền.[69] Năm 1377, Stefan Vuk III Kotromanić đăng quang và đã tự mình tuyên bố lên ngôi Quốc vương Bosnia và Serbia, tự xưng là người thừa kế của triều đại Nemanjić đã tuyệt tự của Serbia, địa vị của ông được duy trì đến khi ông mất vào năm 1391.[70]

Năm 1404, giới quý tộc Bosnia tiến hành chính biến, loại bỏ khỏi quyền lực của vua Stefan Ostoja Kotromanić theo khuynh hướng thân Hungary.[71] Để lập một vị vua mới, đại hội đồng đã được triệu tập và Tvrtko II Kotromanić, con trai ngoài giá thú của Vua Tvrtko I Kotromanić, đã được bầu làm quân chủ.[72] Với ý giành lại ngai vàng, Stefan Ostoja Kotromanić liên minh với nhà vua Hungary Zhigmund và nhờ ông này giúp đỡ, thế là một đội quân Hungary đã xâm nhập vào Uros và một đội quân Hungary khác đã tấn công sông Una vào năm 1405 nhưng đều thất bại.[73] Sau những thất bại trên, vua Zigmund lại mở một cuộc tấn công mới vào năm 1406, bởi vì Giáo hội Công giáo yêu cầu điều này từ ông ta, nhưng một lần nữa người Hungary lại bị đánh bật khỏi Bosnia.[74] Năm 1408, đứng đầu đội quân 60.000 chiến binh Hungary-Ba Lan, Zigmund đã phát động cuộc tấn công như vũ bão vào Bosnia, một cú đánh ngang qua Sava về phía thành phố Srebrenik.[75] Năm 1409, Tvrtko II Kotromanić thất thế bị người Hungary bắt sống, Stefan Ostoja Kotromanić trở lại làm vua lần thứ hai.[76]

Tvrtko II Kotromanić

Năm 1409, Stefan Ostoja Kotromanić nhờ sức mạnh của liên quân Hungary-Ba Lan đã giành lại ngôi báu về cho mình lần thứ hai, Tvrtko II Kotromanić bị bắt làm tù binh.[77] Tuy nhiên, sau đó không lâu, vua Zigmund quyết định phóng thích Tvrtko II Kotromanić, vì ông ta xét thấy không thể đạt mục đích gì với một vị vua đã mất ngôi.[78] Năm 1418, Stefan Ostoja Kotromanić qua đời, con trai là Stefan Ostojić Kotromanić nối tiếp quyền lực.[79] Thời kỳ Stefan Ostojić Kotromanić tại vị, sự nổi lên của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ là một thách thức lớn, tình hình ở Bosnia rất tồi tệ, chủ yếu là do người cai trị bất tài.[80] Trong điều kiện này, Công tước xứ Duchy đã tiến hành cách mạng đưa Tvrtko II Kotromanić trở lại ngai vàng vào năm 1421, Stefan Ostojić Kotromanić phải bỏ chạy, không rõ chung cuộc thế nào.[81]

Đại công quốc Serbia

Năm 1150, trong khi phối hợp cùng quân đội Hungary tấn công Doclea, một chư hầu của Byzantines, Uroš II đã thất bại bị binh sĩ Đông La Mã bắt làm tù binh, người anh em của ông Desa được đặt lên làm quân chủ mới.[82]. Nhưng chỉ ít lâu sau, Manuel I Komnenos "Đại đế" của Byzantines lại đưa ra quyết định để Uroš II chính thức trở thành đồng cai trị cùng với Desa.[83] Nguyên nhân là Uroš II đã thỉnh cầu hoàng đế Manuel I tha thứ, để đổi lấy sự trở lại ngai vàng, ông phải hứa gửi 2.000 binh sĩ ủng hộ quân đội đế quốc cho các chiến dịch ở phía tây và 500 cho những người ở phía đông.[84] Năm 1153, một cuộc tranh cãi giữa hai anh em dẫn đến Desa và triều đình Rascian lật đổ Uroš II, Uroš II buộc phải bỏ trốn.[85] Tuy nhiên, Manuel I Komnenos "Đại đế" của Byzantine đã cử binh can thiệp và tái lập Uroš II vào năm 1155, đổi lấy việc ông phải gia hạn liên minh với Byzantium và từ bỏ mọi quan hệ với Hungary.[86]

Năm 1155, Desa bị đánh bại bởi Uroš II trở lại, việc này được thông qua nhờ sự giàn xếp của Hoàng đế Byzantine Manuel I Komnenos, trước đây ông từng nắm giữ vùng Dendra gần Niš cho đến khi ông lên ngôi năm 1150.[87] Năm 1162, Beloš với tư cách là một thành viên của triều đại Vukanović của Serbia, cũng đã cai trị một thời gian ngắn tại Đại công quốc Serbia thay thế cho Uroš II.[88] Chẳng bao lâu, Beloš tự nguyện trao ngai vàng cho em trai Desa để quay về giữ chức Ban of Slavonia lần thứ hai.[89]

Miloš Obrenović

Công quốc Serbia

Năm 1839, Miloš Obrenović từ nhiệm để truyền ngôi cho con trai mình là Milan Obrenović II.[90] Nhưng Milan Obrenović II cầm quyền chỉ được 26 ngày thì tử vong bởi chứng bệnh mắc từ thời thơ ấu, anh trai Mihailo Obrenović đã kế vị ngai vàng.[91] Năm 1842, Mihailo Obrenović mất ngôi bởi Alexander Karađorđević.[92] Trong suốt triều đại của mình, Alexander Karađorđević đã gặp rắc rối với âm mưu của phe đối lập, bằng cách từ chối tham gia Chiến tranh Crimea với tư cách là đồng minh của đế chế Pháp, đế chế Anh và đế chế Ottoman chống lại đế chế Nga.[93] Kết quả là Alexander Karađorđević bị lật đổ, phải sống lưu vong vào năm 1858 bởi những người chiến thắng của quyền lực trong cuộc chiến, họ đã đưa Miloš Obrenović lên ngôi Công tước Serbia lần thứ hai.[94]

Trong triều đại đầu tiên của mình, Mihailo Obrenović cho thấy ông là một người cai trị rất thiếu kinh nghiệm, bởi ông đã không đối phó tốt với tình huống phức tạp mà Serbia đã tìm thấy vào thời điểm đó.[95] Năm 1842, triều đại của Mihailo Obrenović bị đình trệ khi ông bị lật đổ bởi một cuộc nổi loạn do Toma Vučić-Perišić lãnh đạo, cho phép triều đại Karađorđević lên ngôi vua Serbia, người thống trị là Alexander Karađorđević.[96] Sau khi lật đổ, Mihailo Obrenović đã rút khỏi Serbia, đi theo có khoảng một ngàn người đồng tình với ông trên khắp SavaDanube.[97] Số phận của Mihailo Obrenović được quyết định bởi ÁoThổ Nhĩ Kỳ, ông được chuyển đến khu đất của chị gái Savka Nikolić cư trú, sau đó ông đến Vienna cùng với cha mình.[98] Cuối cùng, Mihailo Obrenović được nhận trở lại làm công tước Serbia vào năm 1860, sau cái chết của người cha Miloš Obrenović đã giành lại ngai vàng vào năm 1858 với tư cách nối tiếp chính thống.[99]

Công quốc Poljica

Năm 1076, Visen làm thị trưởng ở Poljica một thời gian rồi từ chức, đến năm 1078 ông lại tái nhiệm nhưng cũng chỉ trong năm đó thì thoái vị,[100] không thấy tài liệu nào nhắc đến nhân vật chính trị xen kẽ giữa hai giai đoạn tại vị của ông.

Năm 1468, Dujam Papalić giữ cương vị đại hoàng tử của công quốc Poljica trong vài tháng, năm 1482 ông trở về vị trí này nhưng cũng chỉ làm trong một năm rồi lại thôi,[101] không thấy tài liệu nào nhắc đến nhân vật chính trị xen kẽ giữa hai giai đoạn tại vị của ông.

Năm 1537, Ivan Augustinović nhường quyền cai trị công quốc Poljica cho Jure Pavić, ông trở thành đại hoàng tử lần thứ hai vào năm 1546,[102] không thấy tài liệu nào nhắc đến nhân vật chính trị xen kẽ giữa hai giai đoạn tại vị của ông.

Năm 1537, Jure Pavić tại nhiệm một thời gian ngắn, đến năm 1607 ông phục vị,[103] không thấy tài liệu nào nhắc đến nhân vật chính trị xen kẽ giữa hai giai đoạn tại vị của ông.

Năm 1628, Jure Sinovčić mất ngôi bởi sự xuất hiện của Pavo Sudgić, sau đó đến lượt Jure Pavić giành chính quyền năm 1632 trước khi Jure Sinovčić tái lập vị trí của mình năm 1655.[104]

Năm 1704, Marko Barić mất quyền kiểm soát công quốc Poljica bởi Marko Sinovčić, năm 1708 ông đòi lại được ngai vàng của mình.[105] Năm 1710, Ivan Barić lật đổ Marko Barić cướp lấy ngôi vị, nhưng năm 1712 ông đã trở về khôi phục.[106] Đến năm 1716, Marko Barić bật bãi lần thứ ba khi Ivan Sinovčić trỗi dậy phục bích, phải mãi năm 1740 ông mới lấy lại lãnh thổ để làm đại hoàng tử lần thứ tư.[107]

Năm 1706, Marko Sinovčić thua Ivan Sinovčić đành chịu mất ngôi vị, nhưng mấy tháng sau ông đã tập trung lực lượng quay trở lại đòi được ngai vàng.[108] Năm 1707, Marko Sinovčić lại bị Jure Novaković lật đổ, tuy nhiên chỉ trong năm đó ông nhanh chóng quay về làm vua lần thứ ba.[109]

Năm 1708, Ivan Sinovčić đánh bại Marko Sinovčić để lên ngôi, nhưng địa vị này chỉ giữ được trong mấy tháng thì Marko Sinovčić đã quay lại.[110] Cho đến năm 1716, Ivan Sinovčić đã hạ bệ Marko Barić, qua đó giành ngôi lần thứ hai.[111]

Năm 1707, Jure Novaković đưa lên làm đại hoàng tử lúc còn quá nhỏ sau khi các lực lượng ủng hộ ông dẹp được Marko Sinovčić, nhưng ngay sau đó rất ngắn ông đã bị đánh bại bởi chính nhân vật này.[112] Mãi đến năm 1760, Jure Novaković mới có cơ hội lấy lại ngai vàng, tuy nhiên vào năm 1768 ông và người đồng trị vì Frano Pavić đều bị Ivan Jerončić trục xuất khỏi tổ quốc.[113] Năm 1783, Đại hoàng tử Andrija Barić qua đời, Jure Novaković mới giành lại địa vị lần thứ ba, khi đó ông đã ngoài tám mươi tuổi.[114]

Năm 1712, Marko Barić chiến thắng Ivan Barić, ngai vàng lần thứ ba được khôi phục.[115] Năm 1716, Ivan Sinovčić đã đánh bại Marko Barić để lên ngôi lần thứ nhì, một năm sau Ivan Barić dẹp yên Ivan Sinovčić phục tích.[116]

Năm 1732, Ivan Novaković đánh mất ngôi báu vào tay Petar Sinovčić, đến năm 1742 ông đã trở được món nợ khi tiêu diệt được đối thủ để giành lấy ngai vàng lần thứ hai về cho mình.[117]

Năm 1768, Frano Pavić và người đồng trị vì Jure Novaković đều bị Ivan Jerončić đánh bại, đến năm 1770 ông đã giành lại ngôi báu.[118] Năm 1777, Frano Pavić lại bị Ivan Jerončić lật đổ lần thứ hai, phải mãi tới năm 1796 ông mới khôi phục được quyền lực lần thứ ba, nhưng chỉ ít lâu sau thì ông mất.[119]

Năm 1770, Ivan Jerončić bị Frano Pavić đánh thắng để phục vị, năm 1777 ông dẹp yên Frano Pavić lấy lại ngai vàng, nhưng chỉ một năm sau thì ông lại thất bại khi Andrija Barić nổi lên.[120]

Năm 1806, Ivan Čović mất ngôi đại hoàng tử bởi công quốc Poljica bị đặt dưới sự chiếm đóng của đế quốc Áo, nhưng ngay trong năm đó ông được người Pháp bảo vệ nên đã giành lại địa vị.[121] Năm 1807, Ivan Čović mất ngôi lần thứ hai, ông phải gánh chịu sự thù hận của Napoléon I can tội viện trợ cho người Nga và người Goth ở Dalmatia, đó là cái cớ để quân đội Pháp kéo sang tàn phá các ngôi làng của họ, và cuối cùng đã tước đi sự độc lập.[122]

Peter I

Vương quốc Serbia với Vương quốc của người Serb, Croatia và Slovenia

Năm 1914, đế quốc Áo-Hung tấn công Serbia, thế chiến thứ nhất bùng nổ, Petar I bởi tuổi già sức yếu trước đó đã trao quyền nhiếp chính lại cho con trai là Alexander I.[123] Dù đã 70 tuổi nhưng Peter I vẫn cầm súng trường tham gia chiến đấu trong cuộc tổng phản công của quân đội Serbia để đẩy lùi kẻ thù tại trận Kolubara, quân Áo-Hung bỏ Belgrade và rút lui về nước và quân Serbia tái chiếm lại thủ đô của mình.[124] Năm 1915, Liên minh Trung tâm mở đợt tấn công mới khí thế như chẻ tre, lần này Peter I không thể cầm cự đành cùng quân lính và dân thường Serbia di tản đến biển Adriatic.[125] Trong thời gian còn lại của Thế chiến thứ nhất, Petar I trong tình trạng sức khỏe yếu đã sống tại đảo Corfu của Hy Lạp, cũng là nơi chính phủ lưu vong Serbia làm đại bản doanh cho đến tháng 12 năm 1918.[126] Ngày 1 tháng 12 năm 1918, Petar I trở thành quân chủ vương quốc Nam Tư thứ nhất (tức Vương quốc của người Serb, Croatia và Slovenia), mặc dù vậy ông vẫn sổng tại nước ngoài cho đến tận tháng 7 năm 1919, ông mới trở lại Belgrade để trị vì.[127]

Năm 1915, quyền nhiếp chính của Aleksandar I bị gián đoạn do đế quốc Áo-Hung chiếm đóng Serbia, ông cùng cha và chính phủ lưu vong chạy trốn đến Hy Lạp tạm trú.[128] Năm 1918, đại chiến thế giới lần thứ nhất kết liễu, vua cha Petar I vẫn ở nước ngoài, còn Aleksandar I về Serbia giữ quyền nhiếp chính lần thứ hai, lúc đó vương quốc Nam Tư thứ nhất vừa mới thành lập.[129] Năm 1921, vua cha Petar I băng hà, Aleksandar I chính thức đăng cơ trở thành vị quân chủ thứ hai cầm quyền Vương quốc của người Serb, Croatia và Slovenia.[130]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phục bích tại bán đảo Balkan http://fmg.ac/Projects/MedLands/MONTENEGRO.htm http://www.sitno.4mg.com/cgi-bin/i/images/statut.j... http://www.almissa.com/Mapa_Poljica.gif http://www.almissa.com/poljickarepublika.htm http://www.almissa.com/republicofpoljica.htm http://www.almissa.com/theprincipalityofpoljica.ht... http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/0198.html http://books.google.com/books?id=QDFVUDmAIqIC http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://www.wildwinds.com/coins/greece/macedonia/ki...